Trao đổi ý kiến

Phần đời thứ hai, được sống cho xã hội, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến…

Phần đời thứ hai, được sống cho xã hội, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến…

Tôi là người Trung Quốc sống ở Nhật, vợ tôi trước là trẻ mồ côi, chúng tôi đã đến Nhật Bản sinh sống từ 22 năm trước. Tôi sinh ra ở gần huyện An Dương tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Quê hương tôi là nơi bắt nguồn của nền văn hóa Trung Quốc, nơi được cả trong và ngoài nước biết đến với nhiều di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Bố mẹ tôi khi đó là giáo viên, vì được sống trong môi trường đậm văn hóa từ nhỏ nên ngay từ khi còn bé tôi đã có đam mê đặc biệt với âm nhạc và nghệ thuật.

Lúc nhỏ, tôi viết bút lông rất kém, nên hay bị phạt đánh vào tay bằng roi tre. Khi tôi lên tiểu học tôi đã luyện viết bằng cách làm bài tập nhiều bằng bút lông, vào năm ba tiểu học tôi bắt đầu tập viết kiểu chữ hán tiêu chuẩn của Trung Quốc được sử dụng rộng rãi như chữ viết làm bảng chỉ đường. Khi đó cũng là lúc tôi bắt đầu bén duyên với thư pháp.

Thời niên thiếu, vì hoàn cảnh sống gia đình gặp nhiều biến cố nên tôi đã không thể theo học trường nghệ thuật mà tôi mong muốn. Khi đó, tôi đã vào làm việc tại một nhà máy sản xuất giày ở Trung Quốc, ở đó tôi cũng có nhiều cơ hội viết và thể hiện nét chữ của mình qua những lần viết mục đề thông báo, hay những dòng tin tức thông tin viết bằng phấn. Hơn nữa, nhờ vào việc được làm ở khâu thiết kế nên tôi cũng có cơ hội học thêm được những kỹ năng cơ bản về cắt thủ công, cách sử dụng dao nhỏ sao cho khéo léo tại đây.

Đến Nhật Bản được khoảng 4 tháng thì tôi cũng bắt đầu vào làm việc tại nhà máy giày tại đây, lúc đó vì không biết tiếng nên tôi chỉ có thể làm những công việc dùng nhiều sức lực. Ban đầu, những khó khăn trong công việc, tôi tự tìm cách giải quyết, mà không nhờ vả ai khác, điều đó làm tôi rất thoải mái và tự hào. Mặc dù vậy, nhưng đối với tôi, một người thích khám phá học hỏi thì công việc lao động đơn thuần không làm thể làm tôi thỏa mãn. Khi thấy những tập giấy thừa của nhà máy bị đem vứt lãng phí, tôi đã xin phép chủ nhà máy để giữ lại, và rồi mỗi khi mọi người nghỉ tay uống trà, tán ngẫu thì tôi dùng chỗ giấy thừa đó để luyện viết một mình ở góc nhỏ yên tĩnh. Khi ở nhà vào ngày nghỉ, tôi sẽ luyện viết bằng giấy báo cũ. Và cứ thế tôi đã kiên trì luyện viết được khoảng mười năm. Sau đó tôi đã theo học khóa đào tạo từ xa của Viện thư pháp Tokyo, khoảng 1 năm sau tôi nhận được bằng chứng nhận tốt nghiệp. Dù là đã mất khá nhiều thời gian luyện tập, trau dồi nhưng cuối cùng những chữ tôi viết đã được cả những người bạn ở cùng công nhận và tán thưởng. Nhân lúc vẫn còn làm việc ở nhà máy, tôi đã viết tặng nhà máy bốn chữ「商売繁盛」 buôn bán phát đạt, được treo ở văn phòng nhà máy, tôi còn vẽ một bức tranh về tượng phật tặng giám đốc nhà máy lúc đó.

Vào năm 2016, khi tôi được 66 tuổi, vì vấn đề sức khỏe nên tôi đã nghỉ việc tại nhà máy. Từ bấy đến giờ tôi đã trải qua những tháng ngày rất bận rộn cả ở Trung Quốc lẫn Nhật Bản, nên giờ đối với việc phải ở nhà suốt sau khi nghỉ việc, tôi thấy thật nhàm chán. May mắn thay, lúc đó bạn thân của tôi đã giới thiệu cho tôi về hội hỗ trợ người Kikokusha của tỉnh Hyogo, tôi dần dần hiểu biết hơn và tích cực tham gia các hoạt động giao lưu và có thêm nhiều bạn bè mới từ hội Kikokusha này. Nhờ đó tôi tìm lại được niềm vui, đam mê âm nhạc khi còn trẻ. Ở đó tôi đã rất hạnh phúc và vui sướng khi có cơ hội được biểu diễn trước sự chứng kiến cảu nhiều người bằng những nhạc cụ Trung Quốc, đàn nhị, kèn acmonica mà tôi rất thích từ thời niên thiếu.

Quay lại với câu chuyện tranh cắt dán, vào một ngày nọ khi tôi đang đi dạo mua sắm ở phố Nankin ở Kobe, tôi tình cờ nhìn thấy hình ảnh một cô gái rất dễ thương được in rất đẹp trên mặt túi mua hàng của một cửa hàng ở đó. Ngay lúc đó tôi đã nảy ra ý tưởng nếu tôi cắt hình vẽ đó và dán nó lên giấy thì sẽ rất thú vị. Khi tôi cắt ra và dán nó lên giấy, vẻ đẹp của nó đã tăng rất nhiều ngoài sức tưởng tưởng của tôi. Sau đó, dựa vào kỹ năng thư pháp của bản thân, tôi đã vẽ những bức tranh về tài lộc, trường thọ, bươm bướm…Ngoài ra tôi còn vẽ về 12 cung hoàng đạo, những nhân vật nổi tiếng như Khổng Tử, Quan Vũ, mười hai người phụ nữ trong Giấc mộng tháp đỏ( Kiệt tác cổ đại Trung Quốc), nữ thần của lòng thương xót, và các nhân vật trong「嫦娥奔月」(truyện cổ Trung Quốc), cứ thế phạm vi khắc họa ngày càng rộng hơn.

 

 

Khi tôi trở về Trung Quốc, tôi đã đến các buổi triển lãm thư pháp, được cảm nhận chân thực những tác phẩm của người nổi tiếng trong giới thư pháp và tranh cắt dán. Sau đó tôi đã đi du lịch ở Thái Nguyên Trung Quốc, rất may mắn cho tôi là đã được người quen giới thiệu và có cơ hội đến thăm nhà của thầy Shin, một nghệ nhân dân gian Trung Quốc rất nổi tiếng. Khi ấy tôi đã được thầy Shin cho chiêm ngưỡng tác phẩm với độ dài 6m nổi tiếng của thầy có tựa là「清明上河図」(Ven sông Thanh Minh)và tôi được học hỏi rất nhiều những kinh nghiệm quý báu về tranh cắt dán mà thầy được thừa hường từ nhiều thế hệ trước.

Từ những ý tưởng ở tuổi già, cùng với kỹ năng tỉ mỉ dùng dao nhỏ ở nhà máy giày mấy chục năm của tôi đã có thể tạo nên nhiều kiệt tác nổi tiếng như các tác phẩm về danh tác cổ điển của Trung Quốc, nhân vật trong nhiều thần thoại nổi tiếng, hay là huyền thoại  「守株待兎」、「濫竽充数」(Truyện huyền thoại trung Quốc).

Vào các dịp tết hằng năm, tôi thường gửi các tác phẩm của mình bằng bưu thiếp tới hàng xóm, bạn bè và thầy cô ở lớp tiếng nhật. Các tác phẩm của tôi cho đến nay đã được đăng trên các ấn phẩm nội bộ, trang truyền thông trong và ngoài nước. Một tờ báo Nhật Bản có tên 「中文導報」đã sử dụng tác phẩm 「星」(Ngôi sao)của tôi hai lần để gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể người Hoa đang sống ở Nhật Bản. Khi nhận được điện thoại cảm ơn từ tòa báo, tôi đã rất vui và hạnh phúc. Hơn nữa tôi đã vinh dự được mời đến trường tiểu học hai lần để nói về nghệ thuật tranh cắt dán và được phô diễn kỹ năng của mình.

Từ năm 2009 đến năm 2013 dưới sự bảo trợ và hợp tác của Hiệp hội hữu nghĩ Nhật – Trung, tôi đã mở bốn cuộc triển lãm cá nhân về tranh cắt dán và thu pháp tại tỉnh Kakogawa và những nơi khác. Trong suốt hai năm trước, với sự đề cử của Hiệp hội người cao tuổi địa phương, tôi đã có thể trưng bày các tác phẩm của mình ở triển lãm về tác phẩm của người cao tuổi và thành phố Himeji. Các tác phẩm lúc ấy là nữ thần của lòng thương xót, 「嫦娥奔月」, Quan Vũ trong Tam Quốc… Năm 2013 lần đầu tiên tôi được trung tâm xúc tác người Kikokusha tiến cử làm giám khảo trong cuộc thi thư pháp của hội người Kikokusha. Tác phẩm「百彩蝶及蝶図」 của tôi được nhận lời khen rất nhiều từ những vị khách Trung Quốc và Nhật Bản. Năm ngoái, tác phẩm thư pháp 「清風佛両袖 懐明月満一」của tôi đã được trưng bày tại triển lãm thư pháp của người Kikokusha.

Khi được nhìn thấy những vị khách đanhs giá cao tác phẩm của tôi tại triển lãm, nhìn thấy dáng vẻ nhiều trẻ em đang say mê làm tranh cắt dán ở trường, những khoảnh khắc được khán giả tán thưởng khi tôi biểu diễn tại lớp học tiếng nhật ở Kobe hay Osaka… tôi thật sự rất xúc động và hạnh phúc. Đối với một người ngày càng cao tuổi, trí nhớ bị sụt giảm , thì tôi nghĩ rằng việc say mê học hỏi, phấn đấu sáng tạo sẽ làm giảm đi nỗi cô đơn, sự già đi từng ngày. Khi tôi đam mê và đắm say vào một điều gì đó, tôi quên mất việc mình đang già đi và thậm chí còn không để ý đến nó nữa.

Từ khía cạnh củng cố mối quan hệ hữu nghĩ Nhật – Trung, tôi nghĩ rằng văn hóa đẹp đẽ về thư pháp hay nghệ thuật tranh cắt dán sẽ trở thành cầu nối, và điểm giao lưu giữa hai đất nước. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực sáng tạo để mang đến cho mọi người những tác phẩm tuyệt vời hơn nữa. Như có câu nói 「世の中のために生きる第二の人生、その喜びは無限である」(Phần đời thứ hai, được sống cho xã hội, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến)…