Những thông tin hữu ích

3 ĐIỂM TRỌNG YẾU TRONG CÁCH VIẾT GIẤY KHAI BỆNH

3 ĐIỂM TRỌNG YẾU TRONG CÁCH VIẾT GIẤY KHAI BỆNH

Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ phải viết một bản khai bệnh

Có 3 điểm trọng yếu trong việc viết giấy khai bệnh

  1. Thông tin cơ bản của bạn
  2. Tình trạng bệnh hiện tại
  3. Những căn bệnh đã và đang mắc phải đến thời điểm hiện tại

1.THÔNG TIN CƠ BẢN

Phần đầu tiên của giấy khai bệnh không phải thông tin liên quan tới bệnh mà là thông tin cá nhân như tên, tuổi, giới tính, ngày sinh, địa chỉ.

  • 氏名

Hãy điền tên của bạn

  • ふりがな(フリガナ)

ở chỗ có ghi là「ふりがな」thì hãy điền phiên âm tiên của bạn trong tiếng Nhật bằng Hiragana、nếu ghi là 「フリガナ」thì hãy điền phiên âm tiên của bạn trong tiếng Nhật bằng Katakana

  • 生年月日

Điền ngày tháng năm sinh của bạn. trường hợp ở trước đó có ghi 大・昭・平・令 thì đó là viết tắt của các năm như Oshou, Showa, Heisei, và năm nay nai là năm Reiwa. Đây là cách tính năm đặt biệt của Nhật, năm 2022 là năm Reiwa 4. Năm 2000 là năm Heisei 12. Nếu trường hợp có ghi 西暦 thì hãy điền năm sinh như bình thường

  • 年齢

Hãy điền tuổi của bạn

  • 住所

Kế bên kí hiệu 〒 hãy điền mã bưu điện

Phí dưới hãy điền địa chỉ của bạn theo thứ tự 都-道-府-県

  • 電話番号

Điền số điện thoại liên lạc cá nhân của bạn

2.TÌNH TRẠNG BỆNH HIỆN TẠI

Tiếp theo đây, hãy điền vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải. sẽ là hình thức đánh dấu tích vào ô tương ứng nếu có.

Sau đây sẽ là một số tinh trạng bệnh hay mắc phải được ghi trong hồ sơ khai bệnh

Phát sốt(発熱): có triệu chứng sốt

Đau đầu(頭痛): có triệu chứng đau đầu

Đau họng (のどの痛み):có triệu chứng đau họng

Ho(咳)・Đàm(たん):ho và có triệu chứng đàm (trong suốt, màu vàng hay xanh)

Sổ mũi, nghẹt mũi(鼻水・鼻づまり):chảy nước mũi hoặc bị nghẹt mũi

Đau xương khớp (関節の痛み):có triệu chứng đau đầu gối, đau nhứt xương khớp

Chóng mặt(めまい):có hiện tượng choang, chao đảo

Hồi hộp(動悸):tình trạng nhịp tim nhanh, xuất hiện triệu chứng khó thở

Uể oải(だるさ): cơ thể mệt mỏi. uể oải

 

 

Chán ăn (食欲がない):không có cảm giác đói, không muốn ăn

Đau bụng(腹痛):triệu chứng đau bụng

 

Tiêu chảy(下痢):đi nặng xuất hiện tinh trạng nhiều nước và dịch, có trường hợp có máu hòa lẫn

Buồn nôn (吐き気):cảm giác buồn nôn, hoặc thực tế là đã nôn rồi

Ngứa (皮膚のかゆみ):bị ngứa

Bị sưng (むくみ):tay hay chân có tình trạng bị sưng, phù nề

Ngoài ra (その他):ngoài ra , nếu có các triệu chứng khác, hãy  ghi ra ở đây

  1.  BỆNH ĐÃ VÀ ĐANG MẮC PHẢI TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI

Cuối cùng là tinh trạng bệnh bạn đã và đang mắc phải tinh đến thời điểm hiện tại hoặc tình trạng dị ứng

  • 現在治療中、または過去にかかった病気: đang nhận trị liệu hoặc là trong quá khưd đã từng mắc bệnh

Ngoài tinh trạng bệnh hiện tại, bạn có đang nhận điều trị hay uống thuốc điều trị bởi vì đã từng mắc bệnh không. Trường hợp có, hãy viết ra cụ thể tên bệnh, nếu có nhận thuốc thì hãy cho bác sĩ xem đơn thuốc

  • 現在服用中の薬: tác dụng phụ của thuốc bạn đang dùng

Nếu này thường có đang uống thuốc thì hãy viết tên thuốc ra. Trường hợp xem không hiểu thì hãy cho người phụ trách xem đơn thuốc của bạn

  • お薬や食べもののアレルギー: ;dị ứng với đồ ăn, với thuốc

Nếu có dị ứng với loại thuốc nào hay có di ứng với đồ ăn nào thì hãy ghi tên cụ thể.

  • 飲酒習慣: có thói quen uống rựu bia

Nếu có thói quen uống tựu bia thì hãy ghi ra tên loại bia, rựu bạn thường uống, và tần suất uống trên một tuần, một tháng.

  • 喫煙習慣: có

Nếu có thói quen hút thuốc hãy ghi ra, loại thuốc lá và tần suất hút thuốc lá của bạn, bao nhiêu cây một ngày,…

  • 女性の方専用の質問: câu hỏi danh riêng cho nữ

妊娠中かどうか: có đang mang thai không

Nếu trường  hợp đang mang thai, hãy viết ra, hãy cho biết bạn đang mang thai bao nhiêu tháng.

授乳中かどうか: đang cho con bú

Nếu đang có em bé, thì hãy cho biết bạn có đang trong thời kì cho con bú không

「はい có」hoặc「いいえ không 」

ĐỒ DÙNG CẦN THIẾT MANG THEO ĐẾN BỆNH VIỆN

Khi đến bệnh viện, mang theo thẻ bảo hiểm, trường hợp trước đây đã nhận điều trì thì hãy mang theo sổ tay bệnh nhân đến, vì cần hiểu rõ tinh hình bệnh và tên thuốc bạn đã và đang dùng

  • Hãy cùng tham khảo thêm những bài viết hữu ích sau đây

Những khoa khám chữa bệnh của bệnh viện https://social-b.net/baiyu/vn/clinic20220222vn/

Hôm nay, chúng tôi sẽ nói về những điền cần biết về hai số điện thoại khẩn cấp là 119 và 110 ở Nhật Bản https://social-b.net/baiyu/vn/sos20220317vn/

Hiện tượng sốc nhiệt https://social-b.net/baiyu/vn/necchusho20221103vn/